Xem đầy đủ tại link bên dưới
https://www.tienichmaytinh.net/cai-windows-bang-winnt-setup-chuan-legacy-uefi-chi-tiet-nhat
Cài Windows Bằng WinNT Setup Chuẩn Legacy – UEFI Chi Tiết Nhất
Phương pháp cài mới lại Windows ngày càng đa dạng và phổ biến. Trong đó, cài Win bằng WinNT Setup là một trong những dạng được dân kỹ thuật viên ưa chuộng và sử dụng. Đối với cách bung hệ điều hành WinNT Setup trong môi trường Windows PE sẽ thuận tiện hơn rất nhiều Nó có thể cài cho 2 chuẩn Legacy – UEFI. Tuy có chút hơi rườm rà, phải tạo USB boot cứu hộ rồi mới có thể vào cài được. Nhưng nó có thể hạn chế được các lỗi tối đa khi cài Windows. Nếu như bạn yêu thích phương pháp này, thì bài viết hôm nay TIMT sẽ tiếp tục gửi đến bạn bài viết Cài Windows Bằng WinNT Setup Chuẩn Legacy – UEFI Chi Tiết Nhất.
Phương pháp này có ưu điểm gì nổi bật không? Điểm đầu tiên có thể kể đến đó là, thay vì bạn tạo USB chứa bộ cài Windows. Thì tại sao bạn không tạo một chiếc USB boot Windows PE để có thể vừa dùng để cứu hộ máy tính khi gặp lỗi, nhưng lại vừa có thể phục vụ cho nhu cầu cài Windows? Đó là phần nổi bật nhất mà khi sử dụng một chiếc USB cứu hộ để vừa sửa lỗi vừa dùng WinNT Setup cài lại Windows mà hạn chế tối đa lỗi khi bung hệ điều hành.
Nên chính vì vậy, ad khuyên các bạn nên dùng cách cài Windows bằng WinNT Setup trong môi trường Windows PE này, vẹn cả đôi đường. Trong nhiều trường hợp và nguyên nhân khác nhau, mà bạn không có USB hoặc bị hỏng thì bạn có thể tham khảo cách cài lại Windows bằng WinToHDD. Còn lại nếu có USB thì tốt nhất bạn nên dùng nó để tạo bộ boot cứu hộ máy tính.
Trở lại với cách cài Win bằng WinNT Setup ngày hôm nay. TIMT sẽ gửi đến bạn 2 phần hướng dẫn chi tiết, cho những bạn đang sử dụng ổ cứng chuẩn MBR – Legacy, và một phần dành cho những bạn sử dụng ổ cứng chuẩn GPT – UEFI. Mặc dù bài viết hơi dài, nhưng tất cả đều được trình bày cụ thể từng bước, bạn chỉ việc đọc kĩ và làm theo là được nhé. Chúng ta cùng bắt đâu thôi nào!
Chuẩn Bị
- 1 chiếc USB có dung lượng 4 GB trở lên có chứa sẵn bộ boot cứu hộ WinPE (Mini Windows). Nếu chưa có, thì bạn hãy tạo bộ boot cứu hộ NKBoot cho USB (khuyên dùng) tại đây.
- 1 bộ cài Windows có định dạng *.ISO. Chú ý, tên file bộ cài không quá dài cũng không được đặt tên tiếng việt có dấu, nhằm hạn chế lỗi không nhận diện đường dẫn.
I. Cài Windows Bằng WinNT Setup Cho Chuẩn Legacy – MBR
1. Khi Mới Mua Ổ Cứng & Chưa Được Phân Vùng
+) Trước hết bạn hãy sử dụng USB Boot Windows PE (Mini Windows) đã tạo sẵn. Sau đó restart và cắm vào máy tính. Nó sẽ hiện các chế độ boot như bên dưới, sau đó bạn chọn một trong số hệ điều hành để vào WinPE.
Bước 1: Bạn sử dụng công cụ Partition Wizard có sẵn trong WinPE để tạo phân vùng mới, nếu như ổ cứng của bạn chưa được phân vùng. Phân vùng này sẽ là phân vùng ổ chứa hệ điều hành Windows sau khi chúng ta cài đặt.
Bước 2: Đặt tên cho phân vùng, kiểu định dạng, dung lượng ổ mới sau khi được tạo.
Bước 3: Set Active cho phân vùng Windows đã tạo, nhằm mục đích tự động nhận diện và ưu tiên phân vùng chứa hệ điều hành khi cài đặt.
Bước 4: Sử dụng công cụ “BootICE” để nạp boot MBR, PBR cho ổ cứng. Bước này khá quan trọng, bởi vì nếu bạn không nạp boot sau khi bung hệ điều hành nó sẽ không vào được Windows. Do tình trạng không tìm thấy ổ boot của hệ thống.
Bước 5: Bắt đầu sử dụng công cụ WinNT Setup để bung hệ điều hành Windows vào phân vùng ổ cứng. Bạn tìm trên desktop hoặc trong các menu tool trong bộ WindowsPE (Mini Windows) để chạy công cụ này lên. Và tiến hành thực hiện các bước hướng dẫn tiếp theo…
Bước 7: Sau khi bạn đã thấy máy mình đã có nạp đủ MBR, PBR… Thì bước tiếp theo bạn hãy chọn vào “Search” ở ô đầu tiên, để dẫn đến file *.ISO cần cài đặt.
Bước 8: Tiếp theo tại phần “Select location of the Boot drive” bạn chọn vào “Search” để dẫn đến phân vùng ổ C đang chứa hệ điều hành. Sau đó tiến hành nhấn “F” để Format lại ổ C…
Bước 9: Tại phần “Select location of the installation” bạn tiếp tục chọn phân vùng ổ C để nó bung bộ cài Windows mới cho máy tính.
Bước 10: Bạn chọn phiên bản cần cài đặt nếu như bộ ISO đó có nhiều phiên bản kèm theo. Sau đó, tick chọn vào ô “drive letter preassignment” và nhấn “Setup” để bắt đầu cài đặt.
Bước 11: Chờ cho quá trình cài đặt diễn ra. Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào tốc độ của ổ cứng. Thường tầm khoảng 15-30 phút sẽ cài đặt hoàn tất.
Bước 12: Sau khi quá trình cài đặt diễn ra hoàn tất. Nó sẽ xuất hiện bảng thông báo như bên dưới, bạn chỉ việc chọn “Reboot” để khởi động lại máy tính là cơ bản đã bung bộ cài Windows xong.
2. Đã Có Sẵn Phân Vùng Windows
Thật ra trường hợp này bạn cũng làm tương tự như các bạn cài đặt Windows bằng WinNT Setup như “Trường hợp 1”. Bắt đầu từ “bước 5 đến bước 12″ là bạn có thể thực hiện giống như vậy. Bởi vì, khi đã có hệ điều hành nhiều trường hợp bạn vào Windows PE dùng WinNT Setup để bung thì có thể boot MBR, PBR đã nạp sẵn và đã nhận diện phân vùng boot trước đó. Bạn có thể, chú ý đến các phần như bên dưới, cả 3 đều hiện thị trạng thái màu xanh là đều đã nạp đủ MBR, PBR… Mục đích chính kiểm tra nó, trước khi cài Windows là bạn đỡ phải tốn công nạp lại boot và phân vùng các thứ. Bạn chỉ cần chọn đúng file *.ISO và chọn ổ cần cài là xong.
II. Cài Windows Bằng WinNT Setup Cho Chuẩn UEFI – GPT
+) Áp dụng cho ổ cứng đang ở chuẩn GPT.
+) Đối với cách cài Windows bằng WinNT Setup chuẩn UEFI này sẽ có phần khác so với cách cài Windows khi dùng WinNT Setup chuẩn Legacy. Chuẩn UEFI bắt buộc sẽ có thêm một phân vùng boot, thường có dung lượng 100 MB để hệ thống có thể nhận dạng ổ cứng chuẩn GPT. Cách làm chi tiết thì các bạn tham khảo như bên dưới, sẽ có 2 trường hợp là chưa có sẵn phân vùng và đã có sẵn phân vùng.
1. Khi Mới Mua Ổ Cứng & Chưa Được Phân Vùng
+) Trước hết bạn hãy sử dụng USB Boot Windows PE (Mini Windows) đã tạo sẵn. Sau đó restart và cắm vào máy tính. Nó sẽ hiện các chế độ boot như bên dưới, sau đó bạn chọn một trong số hệ điều hành để vào WinPE.
Bước 1: Bạn sử dụng công cụ Partition Wizard có sẵn trong WinPE để tạo phân vùng EFI & phân vùng Windows mới, nếu như ổ cứng của bạn chưa được phân vùng.
Bước 2: Đặt tên cho phân vùng là EFI, kiểu định dạng FAT32 và dung lượng cho phân vùng này là 100 MB. Bạn thiết lập các thông số như ảnh bên dưới.
Bước 3: Tiếp theo bạn tạo tiếp một phân vùng Windows để chứa hệ điều hành. Chọ vào phân vùng trống còn lại và chọn “Create”.
Bước 4: Đặt tên cho phân vùng Windows, kiểu định dạng, dung lượng ổ mới sau khi được tạo.
Bước 5: Bạn chọn lại phân vùng EFI đã tạo, sau đó chuột phải –> “Change Partition Type ID” để chọn kiểu UEFI cho phân vùng.
Bước 6: Sau khi các thiết lập phân vùng ổ cứng đã thực hiện đầy đủ, bạn chọn “Apply” để áp dụng tất cả.
Bước 7: Bắt đầu sử dụng công cụ WinNT Setup để bung hệ điều hành Windows vào phân vùng ổ cứng. Bạn tìm trên desktop hoặc trong các menu tool trong bộ WindowsPE (Mini Windows) để chạy công cụ này lên. Và tiến hành thực hiện các bước hướng dẫn tiếp theo…
Bước 8: Bạn hãy chọn vào “Search” ở ô đầu tiên, để dẫn đến file *.ISO cần cài đặt.
Bước 9: Tiếp theo tại phần “Select location of the Boot drive” bạn chọn vào “Search” để dẫn đến phân vùng ổ EFI 100MB đang chứa boot system.
Bước 10: Sau đó tiến hành nhấn “F” để Format lại ổ boot EFI 100MB một lần nữa, để phần “BOOTMGR PBR” hiện lên màu xanh.
Bước 11: Tại phần “Select location of the installation” bạn tiếp tục chọn phân vùng ổ C để nó bung bộ cài Windows mới cho máy tính.
Bước 12: Bạn chọn phiên bản cần cài đặt nếu như bộ ISO đó có nhiều phiên bản kèm theo. Sau đó, tick chọn vào ô “drive letter preassignment” và nhấn “Setup” để bắt đầu cài đặt.
Bước 13: Chờ cho quá trình cài đặt diễn ra. Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào tốc độ của ổ cứng. Thường tầm khoảng 15-30 phút sẽ cài đặt hoàn tất.
Bước 14: Sau khi quá trình cài đặt diễn ra hoàn tất. Nó sẽ xuất hiện bảng thông báo như bên dưới, bạn chỉ việc chọn “Reboot” để khởi động lại máy tính là cơ bản đã bung bộ cài Windows xong.
2. Đã Có Sẵn Phân Vùng EFI & Phân Vùng Windows
+) Tương tự nếu như máy tính của bạn đã có sẵn phân vùng EFI & phân vùng Windows bạn chỉ cần thực hiện từ “Bước 7 đến Bước 14” như hướng dẫn trên. Bởi vì, khi đã có phân 2 phân vùng này công cụ WinNT Setup sẽ tự động nhận diện phân vùng Boot, và bạn không cần phải nạp lại. Bạn có thể xem như ảnh bên dưới tất cả đều hiện trạng thái màu xanh, là có thể chọn đúng file *.ISO và chọn ổ C cần cài là xong.
Lời Kết
Vậy là Tiện Ích Máy Tính đã chia sẻ đến các bạn bài viết Cài Windows Bằng WinNT Setup Chuẩn Legacy – UEFI Chi Tiết Nhất. Có thắc mắc hay góp ý gì, bạn vui lòng bình luận bên dưới. Chúc các bạn thành công!
0 Nhận xét